Kế Toán Thực Tế - Trang tin tức và chia sẻ tài liệu kế toán


học gia sư kế toán

dịch vụ kế toán trọn gói

Bài tập tính nguyên giá tài sản cố định


Cách xác định nguyên giá Tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê tài chính. Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ mua mới, mua cũ, nhập khẩu , bài tập kế toán Tài sản cố định có lời giải. Bài tập tính nguyên giá Tài sản cố định, bài tập tính trích khấu hao TSCĐ.

Bài tập tính nguyên giá tài sản cố định

1. Cách xác định nguyên giá Tài sản cố định Hữu hình:

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

a. Xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ):
 

Nguyên giá TSCĐ

 = 

Giá mua thực tế

 + 

 Các khoản thuế

 + 

Các chi phí liên quan trực tiếp


Trong đó:
    - Giá mua thực tế phải trả (Là giá trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng).

    - Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

    - Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Ví dụ 1Công ty kế toán Minh Việt mua 1 máy Photo trị giá 50.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, lặp đặt, chạy thử 2.200.000 đã có VAT.
- Chi phí khác liên quan không bao gồm thuế GTGT = 2.200.000 /(1+10%) = 2.000.000.

=> Nguyên giá TSCĐ = 50.000.000  + 2.000.000 =  52.000.000

Xem thêm: bài tập kế toán tài sản cố định có hướng dẫn chi tiết với 10 bài tập mẫu điển hình trong doanh nghiệp.

Ví dụ 2: Công ty mua 1 xe ô tô trị giá 500.000.000, thuế GTGT 10% = 50.000.000;
- Lệ phí trước bạ: 60.000.000;
- Phí làm biển kiểm soát: 20.000.000;
- Phí sử dụng đường bộ: 2.000.000.
- Phí kiểm định xe: 300.000, thuế GTGT 10% = 30.000.
-> Tất cả các khoản phí trên đều phát sinh tính đến thời điểm đưa ô tô vào trạng thái sẵn sàng sử dụng -> Nên sẽ được ghi nhận vào Nguyên giá của ô tô.

=> Nguyên giá xe ô tô = 500.000.000 + 60.000.000 + 20.000.000 + 2.000.000 + 300.000 = 582.300.000
+) Trường hợp mua TSCĐ cũ, mua của cá nhân...
+) Nếu TSCĐ hữu hình mua trả trậm, trả góm:
Nguyên giá = Giá mua thời điểm mua + Các khoản thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). 

+) Nếu TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất:
- Thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
- Còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá được xác định như trên.

+) Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn;
    => Nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
    => Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
 

b. TSCĐ mua theo hình thức trao đổi:

- Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

     Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. 
 

c) Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

         Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

Bài tập: bài tập định khoản kế toán tài chính trong doanh nghiệp chắc chắn không làm bạn thất vọng đâu.

d) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

- Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

    Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định. 

    Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.

đ) Tài sản cố định hữu hình được tài trợđược biếuđược tặng, do phát hiện thừa:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. 

e) Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…

g) Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốnnhận lại vốn góp:

- TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Chú ý: Khi sửa chữa - nâng cấp TSCĐ:

- Các chi phí để đầu tư nâng cấp TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    "Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước."

- Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, (nhưng tối đa không quá 3 năm).

=> Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

Ví dụ 3: Công ty A mua một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu, chiết khấu mua hàng là 5 triệu, chi phí vận chuyển là 3 triệu, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu.

a. TSCĐ đó có tuổi thọ là 12 năm, thời gian trích khấu hao là 10 năm, được đưa vào sử dụng ngày 1/1/2017.
Nguyên giá TSCĐ = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu/10 năm =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng/12 tháng = 1 triệu đồng/tháng
=> Hàng năm, DN trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao TSCĐ đó vào chi phí kinh doanh.

b. Sau 5 năm sử dụng, DN nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 30 triệu, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2022.

Nguyên giá TSCĐ = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng/ 6 năm = 15 triệu đồng/ năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng/ 12 tháng = 1.250.000 đồng/ tháng

=> Từ năm 2022 trở đi, DN trích khấu hao vào chi phí mỗi tháng 1.250.000 đồng.

Tham khảo: bài tập kế toán dự án đầu tư trong doanh nghiệp như: trái phiếu, cổ phiết, bất động sạn với 9 bài 9 dạng khác nhau.

2. Cách xác định nguyên giá Tài sản cố định vô hình:

- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

- Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
a) Tài sản cố định vô hình mua sắm:

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

    Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).

b) Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

     Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.

.........................................................

Xem thêm : Tại Đây  (Link Google Drive)

Bài  tập Ví Dụ :

- Trong tháng 8/2017 tại Công ty kế toán Minh Việt có phát sinh các nghiệp vụ về TSCĐ như sau:
 
1. Ngày 05/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo HĐ GTGT giá mua 180.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.
-  Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.100.000đ (gồm thuế GTGT 10%).
 
2. Ngày 15/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng, theo HĐ GTGT có giá mua 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.
- Chi phí lắp đặt phải trả là: 2.200.000đ (trong đó thuế GTGT 200.000đ).
 
3. Ngày 22/08 mua 1 Máy tính xách tay sử dụng cho bộ phận quản lý, theo HĐ GTGT có giá mua là 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
- Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 220.000đ (trong đó thuế GTGT 20.000đ).
 
4. Ngày 26/08 Công ty đi vay Ngân hàng để mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, theo HĐ GTGT có giá mua là 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán qua chuyển khoản. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt: 1.500.000đ.
 
Yêu cầu:
- Thực hiện bút toán liên quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
- Hãy xác định các chứng từ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ trên.
 
Hướng dẫn giải:
 
1.  Ngày 05/08:
Nợ TK 211: 180.000.000đ
Nợ TK 133: 18.000.000đ
           Có TK 331: 198.000.000đ
 
Nợ TK 211: 1.000.000đ
Nợ TK 133: 100.000đ
              Có TK 111: 1.100.000đ
 
2. Ngày 15/08:
Nợ TK 211: 150.000.000đ
Nợ TK 133: 15.000.000đ
         Có TK 331: 165.000.000đ
 
Nợ TK 211: 2.000.000
Nợ TK 133: 200.000
         Có TK 111: 2.200.000
 
3. Ngày 22/08:
Theo điều 3 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính: Thì những tài sản có giá trị từ 30.000.000 trở lên thì mới là TSCĐ.
=> Những TS có giá trị < 30 tr là Công cụ dụng cụ. Như vậy trong trường hợp này các bạn hạch toán như sau;
 
Nợ TK 153: 20.000.000
Nợ TK 133: 200.000
         Có TK 112: 22.000.000
 
Nợ TK 153: 200.000
Nợ TK 133: 200.000
         Có TK 111: 2.200.000
 
Chú ý: Những hóa đơn có giá trị > 20 tr phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng thì mới được coi là chí phí hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT.

4. Ngày 26/08
Nợ TK 211: 150.000.000

Nợ TK 133: 15.000.000
        Có TK 112: 165.000.000
Nợ TK 331: 165.000.000
        Có TK 341: 165.000.000
 
Nợ TK 211: 1.500.000
        Có TK 3339: 1.500.000
Nợ TK 3339: 1.500.000
         Có TK 111: 1.500.000 

.......................................................

Ví dụ: Dưới đây là một số ví dụ tài khoản 138 theo thông tư 200 của BTC hãy tham khảo ngay nhé.

Dạng bài tập kế toán tài sản cố định về xác định nguyên giá và tính mức khấu hao

Công ty TNHH Minh Trường Phát tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu về thiết bị sản xuất mua ngoài dùng cho bộ phận sản xuất như sau:

1. Ngày 20/3/2021, công ty mua thiết bị đưa vào lắp đặt, tổng số tiền phải thanh toán ghi trên hóa đơn của người bán bao gồm thuế GTGT 10% là 396.000.000 Hóa đơn đã thanh toán bằng tiền mặt cho bên vận chuyển 2.750.000 (bao gồm thuế GTGT 10%)

2. Ngày 11/4/2021 xuất vật liệu phục vụ cho việc chạy thử 8.000.000

3. Ngày 15/4/2021 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp đặt, chạy thử bằng tiền mặt 12.000.000

4. Ngày 19/4/2021 bàn giao và đưa thiết bị sản xuất vào sử dụng cho phân xưởng 1. Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

5. Ngày 19/4/2021 chuyển khoản thanh toán cho nguời bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của thiết bị sản xuất, biết thiết bị này sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT

2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ phát sinh

3. Tính mức khấu hao của thiết bị trong 1 năm, 1 tháng

4. Tính mức khấu hao của thiết bị trong tháng 4/2021, và các tháng sau đó trong năm 2021

5. Giả sử đến 21/11/2015 công ty quyết định nhượng bán thiết bị trên. Công ty TNHH HL chấp nhận mua với tổng hía thanh toán 264.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10% đã xuất hóa đơn). Hóa đơn đã thanh toán cho bên môi giới bằng tiền mặt 5.500,000(bao gồm thuế GTGT 10%). Hãy định khoản nghiệp vụ nhượng bán thiết bị sản xuất này

Giải:

Yêu cầu 1:

Nguyên giá của thiết bị sản xuất bao gồm:

Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT: 360.000.000

Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT: 2.500.000

Chi phí vật liệu phục vụ cho việc chạy thử: 8.000.000

Chi phí lắp đặt chạy thử là:  12.000.000

Nguyên giá của thiết bị sản xuất = 360.000.000+ 2.750.000 + 8.000.000 + 12.000.000 = 382.500.000 VNĐ

Yêu cầu 2:  Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

1. Ngày 20/3/2021

a. Phản ánh giá mua

Nợ TK 241: 360.000.000

Nợ TK 133:   36.000.000

   Có TK 331: 396.000.000

b. Phản ánh chi phí vận chuyển

Nợ TK 241:  2.500.000

Nợ TK 133:     250.000

   Có TK 331:  2.750.000

2. Ngày 11/4/2021 xuất vật liệu phục vụ việc chạy thử 8.000.000

Nợ TK 241: 8.000.000

   Có TK 152: 8.000.000

3. Ngày 15/4/2021 hoàn thành việc chạy thử, công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia lắp dđặt, chảy thử bằng tiền mặt 12.000.000

Nợ TK 241: 12.000.000

 Có TK 111: 12.000.000

4. Ngày 19/4/2021 bàn giao và đưa thiết bị sản xuất vào sử dụng cho phân xưởng 1. Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 10 năm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Nợ TK 211: 382.500.000

  Có TK 241: 382.500.000

5. Ngày 19/4/2021 chuyển khoản thanh toán cho nguời bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1,5%

Nợ TK 331:  396.000.000

   Có TK 515: 5.940.000

   Có TK 112:  390.060.000

Cách: cách hạch toán tài khoản 154 theo thông tư 200 và các ví dụ cụ thể trong từng trường hợp, nghiệp vụ.

Yêu cầu 3: Tính mức khấu hao của thiết bị sản xuất trong 1 năm, 1 tháng

Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm =  382.500.000/ 10 = 38.250.000

Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = 38.250.000/12 = 3.187.500

Yêu cầu 4: Tính mức khấu hao của thiết bị trong tháng 4.2021 và các tháng sau đó trong năm 2021

Số ngày phải trích khấu hao TSCĐ trong tháng 4 = 30 -19 + 1 = 12

Mức khấu hao tháng 4/2021 = (3.187.500/30)x12=1.275.000

Mức khấu hao tháng 5/2021,…= Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = 3.187.500

Yêu cầu 5:

Tính giá trị hao mòn của thiết bị sản xuất đến ngày 21/11/2015

Giá trị hao mòn năm 2021 = 1.275.000+ 8 x 3.187.500 = 26.755.000

Giá trị hao mòn năm 2022 = 38.250.000

Giá trị hao mòn năm 2023 = 38.250.000

Giá trị hao mòn năm 2024 = 38.250.000

Giá trị hao mòn năm 2025=  3.187.500 x 10 +  20x 3.187.500/30= 34.000.000

Như vậy giá trị hao mòn lũy kế tới ngày 21/11/2015 = 26.755.000 + 38.250.000+ 38.250.000+ 38.250.000+ 34.000.000 = 175.505.000 VNĐ

Nguyên giá của thiết bị sản xuất :  382.500.000

Giá trị hao mòn lũy kế :  175.505.000

Giá trị còn lại:  382.500.000 – 175.520.000 = 206.995.000

a. Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK 811:  206.995.000

Nợ TK 214:  175.505.000

   Có TK 211 (2): 382.500.000

b. Ghi nhận thu nhập từ nhượng bán tài sản cố định

Nợ TK 131: 264.000.000

Có TK 3331:  24.000.000

Có TK 711: 240.000.000

c. Ghi nhận chi phí cho nhượng bán:

Nợ TK 811: 5.000.000

Nợ TK 133:   500.000

Có TK  111: 5.500.000

Bài 2: Dạng bài tập tài sản cố định liên quan tới cách tính khấu hao theo sản lượng

Tháng 01/2021, công ty TNHH Hà Phát mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450.000.000 VNĐ. Công suất thiết kê của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Xác định mức kháu hao trích trong các tháng năm 2021. Biết công ty tính khấu hao theo phương pháp sản lượng và khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

 

1

10.000

7

19.000

2

15.000

8

12.000

3

11.000

9

17.000

4

12.000

10

13.000

5

14.000

11

15.000

6

14.000

12

15.000

Hướng dẫn: cách sử dụng tài khoản 344 trong kế toán. Chi tiết + ví dụ cụ thể cho tất cả các nghiệp có liên quan

Giải:

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lương, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này xác định như sau

Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3 đất ủi = Nguyên giá của TSCĐ/Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi = 450.000.000 /2.400.000= 187,5đ/m3

Tháng

Sản lượng thực tế tháng (m3)

Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3 đất ủi

Mức trích khấu hao tháng (VNĐ

1

10.000

185,5

1.875.123

2

15.000

185,5

2.812.500

3

11.000

185,5

2.062.500

4

12.000

185,5

2.250.000

5

14.000

185,5

2.625.000

6

14.000

185,5

2.625.000

7

19.000

185,5

3.562.500

8

12.000

185,5

2.250.000

9

17.000

185,5

3.187.500

10

13.000

185,5

2.437.500

11

15.000

185,5

2.812.500

12

15.000

185,5

2.812.500

 

Tổng cộng cả năm

 

31.481.750

 

Bài 3: Dạng bài tập thanh lý, nhượng bán, góp vốn, lập bảng trích phân bổ  tài sản cố định

Công ty TNHH Hải HL tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình về TSCĐ hữu hình đầu tháng 4/2021 như sau

+ TK 211 dự nợ đầ tháng: 3.688.000.000

+ TK 2141 dư có đầu tháng: 1.865.000.000

+ Tháng 3/2021 không có biến động về tài sản cố định và mức trích khấu hao tháng 3/2021 là 86.000.000, trong đó bộ phận sản xuất là 45.000.000; bộ phận bán hàng 13.000.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp: 28.000.000

Trong tháng 4/2021 có các nghiệp vụ phát sinh như sau

1.    Ngày 7/4/2021 mua và đưa vào sử dụng một máy phát điện cho bộ phận sản xuất theo giá mua cả thuế GTGT 10% 363.000. Công ty đã chuyển khoản thanh toán cho người bán sau khi trù chiết khấu thanh toán được hưởng 1% (tính trên tổng giá thanh toán). Chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt 2.400.  Thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm.

2.    Ngày 16/4 công ty thanh lý một thiết bị văn phòng có nguyên giá 180.000 đã trích khấu  hao đủ từ tháng 12/2020. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 3.000, số tiền mặt thu được từ thanh lý 9.350 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)

3.    Ngày 21/4 công ty nhận vốn góp liên doanh bằng một phương tiện vận tải mới, dùng cho bộ phận bán hàng với giá trị vốn góp được xác định là 720.000.000. Các chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt là 18.000.000. Thời gian sử dụng là 8 năm

4.    Ngày 25/4 công ty bán một thiết bị đã lối thời của bộ phận sản xuất, nguyên giá thiết bị 320.000.000, số khấu hao trích đến hết tháng 3/2021 là 290.000.000. Số tiền mặt chi ra thanh toán phục vụ hoạt động nhượng bán 6.000.000, Số tiền gửi thu được từ nhượng bán là 22.000.0000 đã bao gồm thuế GTGT 10%. Biết rằng thiết bị có thời gia sử dụng 8 năm

Yêu cầu:

1.    Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.    Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 4/2020 cho các bộ phận sử dụng

3.    Xác định giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tại thời điểm cuối tháng

Giải:

Yêu cầu 1: Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1. Ngày 7/4/2021 mua và đưa vào sử dụng một máy phát điện cho bộ phận sản xuất theo giá mua cả thuế GTGT 10% 363.000. Công ty đã chuyển khoản thanh toán cho người bán sau khi trù chiết khấu thanh toán được hưởng 1% (tính trên tổng giá thanh toán). Chi phí phát sinh trước sử dụng bằng tiền mặt 2.400.  Thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm.

a. Phản ánh giá mua

Nợ TK 211:  330.000.000

Nợ TK 133:  33.000.000

  Có TK 331:  363.000.000

b. Phản ánh việc thanh toán

Nợ TK 331:   363.000.000

  Có TK 515:   3.630.000

  Có TK 112:   359.370.000

c. Phản ánh chi phí phát sinh trước sử dụng

Nợ TK 211:  2.400.000

   Có TK 111:  2.400.000

2. Ngày 16/4 công ty thanh lý một thiết bị văn phòng có nguyên giá 180.000 đã trích khấu  hao đủ từ tháng 12/2020. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 3.000, số tiền mặt thu được từ thanh lý 9.350.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)

Xem thêm : Tại Đây  (Link Google Drive)

Xem thêm : Bài tập kế toán chi phí

Học kế toán thực hành tại Bắc Ninh

Học kế toán thực hành tại Thủ Đức

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo